Quy định Pháp luật hoạt động từ thiện, tài khoản cá nhân, sao kê gian dối có thể bị xử lý hình sự không?

Để hoạt động từ thiện không bị biến tướng, từ thiện và các vấn đề xung quanh đã được pháp luật quy định cụ thể.

z2780866312029_893063c4b0e7ee6f331a99bdb85728ceảnh minh họa

Dọc miền đất nước của chúng ta vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, cần sự trợ giúp của cộng đồng, đặc biệt là người dân sống ở vùng sâu vùng sa, vùng phải chịu nhiều thiệt hại do thiên tai. Vừa qua, "khúc ruột" miền Trung đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do lũ lụt, nhà cửa hoa màu bị ngập lụt, người dân gặp phải nhiều khó khăn.

Trước những hoàn cảnh đáng thương, rất nhiều các mạnh thường quân đã kêu gọi ủng hộ giúp đỡ đồng bào và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Mỗi sự sẻ chia giúp vơi bớt những khó khăn mà người dân phải gánh chịu. Các hoạt động từ thiện diễn ra, nhiều tổ chức, cá nhân đứng lên kêu gọi giúp đỡ. Vậy, từ thiện có được quản lý dưới góc độ pháp luật hay không, chúng ta cần hiểu những gì để tổ chức từ thiện đúng cách và không vi phạm.

tu thien

Hình minh họa.

Trong bài viết dưới đây, Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng sẽ giúp bạn đọc có những nhìn nhận về từ thiện thông qua những chia sẻ pháp lý của luật sư Trần Sỹ Hoàng – Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Theo Luật sư Hoàng, "từ thiện" là hoạt động đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong nhiều văn bản. Cụ thể, theo khoản 3,4 Điều 4 Nghị định 93/2019/NĐ-CP ban hành ngày 25/22/2019 quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện:

Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Không vì mục tiêu lợi nhuận: Là lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động không để phân chia mà chỉ dùng cho các hoạt động theo điều lệ của quỹ đã được công nhận.

Điều kiện thành lập quỹ từ thiện

Để thành lập quỹ từ thiện cần phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Trong đó, mục đích hoạt động phù hợp với quy định tại Điều 3 Nghị định 93/2019 về tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện phải tuân theo các quy định của pháp luật được quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Cụ thể: 

Đối với cá nhân, tổ chức là người Việt Nam:  Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam; Nếu là công dân phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích. Nếu là tổ chức phải được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam.

Các cá nhân, tổ chức phải đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định. Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ

tu thien

Đã có nghị đinh 93/2019/NĐ-CP quy định về từ thiện.

Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài: Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp; Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ; Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định.

Để thành lập được quỹ từ thiện, ban sáng lập quỹ phải có đủ số tài sản đóng góp. Tài sản có thể là tiền đồng Việt Nam; Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ.

Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.

Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau: Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh là 6.5 tỷ đồng; phạm vi cấp tỉnh là 1.3 tỷ đồng; phạm vi cấp huyện là 130 triệu đồng; phạm vi cấp xã là 25 triệu đồng.

Đối với trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam, cụ thể: Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh là 8.7 tỷ đồng, phạm vi cấp tỉnh là 3.7 tỷ đồng; phạm vi cấp huyện là 1.2 tỷ đồng và phạm vi cấp xã là 620 triệu đồng.

Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. Tài sản đóng góp để thành lập quỹ không bị tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác.

Ngoài ra, để thành lập quỹ từ thiện, cá nhân, tổ chức sáng lập phải chuẩn bị hồ sơ để trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Sau khi được cấp phép hoạt động quỹ từ thiện, tổ chức, cá nhân phải hoạt động tuân theo mục đích đã cam kết, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Các hành vi nghiêm cấm khi thành lập quỹ từ thiện

Điều 9 Nghị định 93/2019 quy định nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức các hoạt động của quỹ để thực hiện các hành vi sau:

Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc; xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động; rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến các vấn đề pháp lý của hoạt động từ thiện mà AHV News muốn bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này, tránh vướng phải những biến tướng xấu lợi dụng danh nghĩa từ thiện để tư lợi, không vì mục đích cộng đồng cao cả. 

Trên thực tế, bên cạnh một số tổ chức, cá nhân hoạt động từ thiện với đúng ý nghĩa vẫn còn có một số đối tượng lợi dụng lòng hảo tâm của mọi người, công tác cứu trợ, từ thiện để trục lợi bản thân, làm những việc trái quy định của pháp luật. Thậm chí, từ thiện đang có xu hướng biến tướng thành một “nghề” mang lại siêu thu nhập. Điều này làm cho nhiều người tỏ ra có cái nhìn tiêu cực đối với việc từ thiện vốn được coi là việc làm "tốt đời đẹp đạo", giúp ích cho cộng đồng.

Dùng tài khoản cá nhân quyên tiền từ thiện: Pháp luật quy định thế nào?

Gần đây, mạng xã hội "nổi sóng" với việc một số nghệ sĩ dùng tài khoản cá nhân kêu gọi góp tiền từ thiện nhưng sao kê không rõ ràng. Dùng tài khoản cá nhân quyên tiền từ thiện: Pháp luật quy định thế nào? - Ảnh 1.

Có người huy động hàng trăm tỉ đồng nhưng chỉ công bố trên 1 tờ giấy A4, có người "ngâm" tiền từ thiện nhiều tháng...

Vậy người huy động tiền từ thiện vào tài khoản cá nhân có phải công khai không, nếu có việc giấu bớt số tiền nhận được thì có vi phạm pháp luật không...?

Cơ quan chức năng cần vào cuộc

Bắt đầu từ livestream tố cáo của một nữ doanh nhân về việc nghệ sĩ H.L. nhận được 14 tỉ đồng nhưng "ôm" trong tài khoản cá nhân suốt 6 tháng không chuyển cho bà con miền Trung, nghệ sĩ này liền giải ngân cấp tốc số tiền trên.

Sau đó, cũng chính nữ doanh nhân này tiếp tục tố cáo các nghệ sĩ Đ.V.H., T.Th., T.T. huy động tiền từ thiện vào tài khoản cá nhân nhưng con số công bố thấp hơn thực tế. Do đó, bà đề nghị những nghệ sĩ trên phải minh bạch tài khoản đối với công chúng.

Đặc biệt thời điểm này là trường hợp của T.T đã huy động và công bố là 178 tỷ.

Nói về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hải (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng khi một cá nhân sử dụng tài khoản mình mở tại ngân hàng để huy động tiền từ thiện, thì tài khoản đó dưới góc độ pháp lý vẫn chỉ là một tài khoản tiền gửi cá nhân thông thường. 

Do vậy, việc công khai số dư tài khoản, lịch sử hoạt động tiền ra, vào tài khoản thuộc quyền quyết định của cá nhân đó, hoặc người được cá nhân đó ủy quyền.

Ông Hải khẳng định pháp luật chỉ quy định trong một số trường hợp đặc biệt, các cơ quan nhà nước có quyền can thiệp, yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cá nhân.

Tuy nhiên, luật sư Hải cũng lưu ý: "Thứ nhất, người dân gửi tiền từ thiện có lý do chính từ sức hút quảng bá lớn của cá nhân nghệ sĩ. Vì lý do này, mặc dù không thiếu những tổ chức từ thiện có hoạt động bài bản, nhiều người vẫn lựa chọn gửi tiền theo lời kêu gọi từ nghệ sĩ. 

Thứ hai, nếu các nghệ sĩ đã chấp nhận làm thiện nguyện, dùng ảnh hưởng của mình để huy động tiền thì cũng phải chấp nhận cơ chế quản lý công khai hoạt động tài khoản sao cho minh bạch.

Từ hai khía cạnh nêu trên cho thấy nếu có dư luận nghi ngờ mà nghệ sĩ nào đó không chịu minh bạch số tiền huy động, chi ra từ thiện thì các cơ quan thanh tra, điều tra cần vào cuộc xác minh theo tính chất vụ việc. 

Một mặt trả lại sự ngay thẳng trong sạch cho các nghệ sĩ, mặt khác là để ngăn chặn và trừng trị việc lừa dối chiếm đoạt tiền từ thiện của cộng đồng nếu có".

Quyên tiền vào tài khoản cá nhân là trái pháp luật

Đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM). Ông Hưng phân tích: theo pháp luật hiện hành, cá nhân muốn vận động, tiếp nhận tiền từ thiện thì phải lập quỹ hợp pháp.

Điều đó có nghĩa việc các nghệ sĩ chưa lập quỹ hợp pháp mà dùng tài khoản cá nhân để quyên tiền từ thiện là trái pháp luật. Thủ tục thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội được thực hiện theo quy định tại 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho rằng thực tế như một thông lệ và truyền thống tốt đẹp của người Việt, khi xảy ra thiên tai các cá nhân, đặc biệt là các nghệ sĩ luôn nhiệt tình kêu gọi ủng hộ người dân gặp khó khăn. 

Hành động này nặng về tình người, tương thân tương ái và thực hiện trong hoàn cảnh cấp bách, nên cơ quan thực thi pháp luật chưa quan tâm và mặc nhiên để nó tồn tại, thiếu kiểm soát. Từ đó, đã có không ít vụ lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi cá nhân bị cơ quan chức năng xử lý.

"Với cách dùng tài khoản cá nhân để huy động tiền từ thiện của các nghệ sĩ hiện nay lộ ra sự khó kiểm soát về tính minh bạch, khách quan. 

Có người huy động được số tiền rất lớn đến hàng trăm tỉ đồng, số tiền này nếu không được công khai, minh bạch và kiểm soát thì nguy cơ bị lợi dụng không phải là không có. 

Một tài khoản vừa thu chi cho mục đích cá nhân, vừa làm từ thiện trong một thời gian dài thì rất khó chứng minh tính minh bạch", luật sư Hưng nhấn mạnh.

Ăn chặn tiền từ thiện, bị xử lý hình sự

Đối với tình huống mà dư luận đang rất quan tâm là huy động được nhiều nhưng công bố ít, một thẩm phán đang làm việc tại TAND TP.HCM cho rằng người làm từ thiện phải minh bạch tài khoản, thông báo số dư thu chi hằng ngày trong thời gian làm từ thiện và báo cáo kết quả tổng kết sau khi kết thúc hoạt động từ thiện, chứ không phải đợi khi dư luận lên tiếng thì mới báo cáo, công khai. 

Người làm từ thiện không thể lập luận rằng làm từ thiện là vì cái tâm nên không dám gian lận, cái tâm phải xuất phát từ minh bạch thì mới đáng tin.

"Ở góc độ pháp luật, hành vi lợi dụng hoạt động từ thiện có dính dáng đến vụ lợi cá nhân là vi phạm pháp luật, nếu chứng minh được khoản tiền từ thiện bị dùng trái mục đích, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015", vị này nói.

Theo đó, những nhà hảo tâm đã có đóng góp từ lời kêu gọi của các nghệ sĩ, nếu có chứng cứ chứng minh họ không minh bạch, có dấu hiệu trục lợi thì cần làm đơn tố giác tội phạm gửi đến các cơ quan chức năng để được xem xét. 

Từ đó, cơ quan điều tra sẽ yêu cầu ngân hàng và những người liên quan cung cấp dòng tiền trong tài khoản từ thiện để điều tra. Trong trường hợp không có người tố giác, nhưng quá trình thực hiện nhiệm vụ cơ quan điều tra tự mình phát hiện có dấu hiệu trục lợi hoạt động từ thiện, họ cũng có quyền điều tra theo quy định.

Ngoài ra, nếu có nghi ngờ người làm từ thiện, dưới danh nghĩa là "nhà hảo tâm" dùng tiền từ các hoạt động thu nhập bất hợp pháp như một hình thức để rửa tiền, thì cơ quan điều tra cũng có thể điều tra độc lập.

Tiếp nhận, sử dụng tiền từ thiện phải minh bạch

Nghị định 64/2008 đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế đối với việc kêu gọi từ thiện và công việc thiện nguyện, do đó mới đây Chính phủ đã ban hành dự thảo nghị định về việc này.

Theo đó, dự thảo quy định các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả (của thiên tai, dịch bệnh, sự cố...) phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Cá nhân huy động quyên góp tiền phải có trách nhiệm báo cáo, công khai về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khi được yêu cầu.

Xem thêm:

Thủy Tiên tung SAO KÊ từ thiện, tuyên bố KHỞI KIỆN và Khẳng định vẫn tiếp tục TỪ THIỆN

Thủy Tiên có thể tố cáo bà Phương Hằng vu khống, làm nhục - Quy trình kiện tụng thế nào?

20211201_083027COPYRIGHT BY AN HUY VINA - AHV GROUP
Khai thác Bản quyền bởi Cổng thông tin điện tử tổng hợp AHV Group (Ghi rõ nguồn "AHVGroup.vn" khi phát lại nội dung này)

AHV Group "Nông nghiệp - Cung cấp thực phẩm - Suất ăn công nghiệp - Nhà hàng Hương Quê - Du lịch - Công nghệ - Truyền thông"
Add       .: Km14+600, QL.18, Từ Phong, 
                Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh
Tel         .: (+84-222) 220.3333 -  3.625.625
Hotline .: 0843.625.625 / 08.1800.4868
Web     .: www.ahvgroup.vn       
Email   .: ahvgroupvn@gmail.com

z2983015792245_bd219b30dd779309caed1b2c8461b456 

Bài viết liên quan